[Thị trường] Điện thoại 've chai" tái xuất, giá trên trời

Chia sẻ qua:


KHOÁC LÊN MÌNH NHỮNG LỜI QUẢNG CÁO MỸ MIẾU NHƯ HÀNG ĐỘC, HÀNG CỔ, HÀNG CHỈ DÀNH CHO SƯU TẨM, NHỮNG CHIẾC ĐIỆN THOẠI CŨ MÀ MỌI NGƯỜI VANQUEN GỌI VỚI CÁI TÊN NÔM NA LÀ HÀNG "VE CHAI" BỖNG CHỐC ĐƯỢC BƠM THỔI, QUẢNG CÁO MỘT CÁCH THÁI QUÁ VÀ XUẤT HIỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG VỚI GIÁ TRÊN TRỜI. CÁC TAY CHƠI Cứ NGỠ MÌNH TRÚNG MÁNH KHI SƯU TẨM ĐƯỢC CON ĐIỆN THOẠI "ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ" MỘT THỜI

Nhưng kỳ thực, cổ, độc đâu chẳng thấy, chủ yếu vẫn là những chiếc điện thoại cũ, không có nét gì độc đáo. Thậm chí, nhiều chiếc điện thoại không còn giá trị sử dụng. Song, qua lời vẽ vời của các con buôn, nhiều mẫu điện thoại có giá chừng một hai trăm ngàn đổng theo kiểu chữa cháy bỗng dưng phút chốc tăng vọt lên cả triệu đổng. Có thể kể sơ sơ một vài mẫu cũ còn xài được, phổ biến nhất vẫn là Nokia 8210,8250, 8910... hiện đang được chào bán với giá từ 600.000 đóng cho đến hơn triệu đổng tùy theo độ cũ, mới. Kế đến là một số mẫu PDA cũ như điện thoại màn hình cảm ứng 02 XDA II được "bắn" với giá gần bằng chiếc smartphone đình đám hiện nay ZenFone 4. Phân tích vể hiện tượng đột ngột này, anh Đỗ Đức Minh, cửa hàng Minh Đức, Gò vấp cho biết:'Thực chất, đây đều là những chiếc điện thoại dạng thanh bình thường, mẫu củ, không phải cổ và củng không hể có bất kỳ sự kiện đặc biệt nào xoay quanh nó để có thể gọi là hàng độc. Ngay cả chiếc 02 XDA II cũng thế. Đúng là mâu smartphone màn hình cảm ứng thời đầu thật nhưng xét về cơ bản trên mọi phương diện từ thiết kế, hệ điều hành củng không có gì quá ghê gớm để thổi lên cái glá 1,5 triệu đồng. Đây là mức glá bất hợp lý bởi nhiều chiếc chỉ mang tính kỷ niệm mà cũng chủ yếu dành cho những ai từng yêu thích hãng 02 thôi chứ hiện giờ chảng ai dùng Windows Mobile nữa".

Anh Đức Minh cũng chia sẻ thêm, sở dĩ nguồn hàng cũ bỗng dưng biến thành cổ, độc này có xuất phát điểm từ nguốn hàng cũ được một số đẩu nậu lớn thu gom về để dành làm phụ kiện sửa chữa, ở công đoạn này, nếu đem bán ve chai thì giá chẳng được là bao vì cũng chẳng khách hàng nào còn dùng những chiếc điện thoại cũ, không biết hỏng hóc lúc nào.Trong khi đó, nếu chịu khó đắu tư một tí, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, mông má lại cho tinh tươm rồi thêm phẩn ngôn ngữ mỹ miều vào, giá trị sẽ khác ngay. Đó là lý do mà gần đây, khách hàng khi tìm mua điện thoại chữa cháy sẽ ít gặp hơn là mua điện thoại cổ, độc. Nhiều khách hàng không có nhu cẩu cổ hay độc nhưng nhìn chiếc điện thoại rao bán không giống lắm với điện thoại ngày nay cũng như nghe qua phần giới thiệu hết sức mùi tai, rất"kêu" như: mẫu điện thoại vang bóng một thời hay chiếc smartphone đầu tiên đi vào lịch sử... nên mềm lòng và mua vể dùng như một kiểu chơi mới. Mà đã là chơi thì một triệu đổng hay nhiều hơn chút nữa cũng không đáng phải quan tâm dù giá trị thật của chúng chỉ đáng vài chục nghìn đồng.
Hàng dựng mà cữ ngỡ hàng độc. Nếu những mẫu điện thoại thường thường bậc trung, hàng ve chai được thổi phổng thành "ve kêu" tạo ảo giác cho người mua thì nguón hàng có chút độc đáo về kiểu dáng, tính năng được bơm lên... tận mây xanh. Đó là trường hợp của một số dòng hàng BlackBerry đời 5x, 6x, 7x, một sổ mẫu chơi game, nắp gập như máy tính của Nokia và một vài mẫu có tính năng đặc biệt như nghe nhạc hay của Siemens. Mẫu SL45 của Siemens có tính năng độc đáo nghe nhạc rất hay dù thiét kế điện thoại không có gì đặc biệt, nếu không nói là quá bình thường. Đã có hẳn hội chơi SL45 nổi tiếng cách đây vài năm VỚI đủ thể loại độ xoay quanh nó. Các mẫu BlackBerry 6x, 7x, kể cả 8x cũng thế. Đây là serles điện thoại rất được lòng các học sinh - sinh viên vì hầm hố, hệ điếu hành độc, giá rẻ. Tương tự, dòng điện thoại được thiết kê' dành riêng cho chơi game như Ngage QD, nắp gập kiểu máy tính của Nokia cũng có sức cuốn hút với những al thích cái kiểu dáng khác lạ và chơi game trên điện thoại. Mức giá đúng giá trị thực của các dòng điện thoại này hiện cũng chỉ dao động từ 300.000 - 500.000 đồng nhưng thông qua miệng lưỡi tay buôn, chúng luôn được đẩy lên rất cao. Đơn cử như Ngage QD hiện được rao bán từ 850.000 đổng.

Trong khi đó, thực chất phẩn lớn đây là nguồn hàng dựng lại với chất lượng phập phù mà giá thì tiếp tục cao ngất ngưởng. Hàng dựng bởi đa số đểu là nguồn hàng cũ. Trong số đó, nhiều loại đã có thâm niên là hàng dựng, hàng bị đục, câu main từ thời còn phổ biên. Nhléu mẫu qua quá trình sử dụng đã hư hỏng nên cũng phải dựng lại mới có thể dùng được. Hay như trường hợp của SL45. Để mẫu điện thoại này chơi nhạc hay, dân chơi cũng đã độ lại nhiếu thứ bên trong. Vì vậy, rất khó để có được chiếc điện thoại nguyên bản, không qua sửa chữa, dựng lại. Việc còn lại của các tay buôn hàng là lợi dụng sự ưa thích cái độc đáo mà có chiêu rao bán phù hợp câu khách. SL45 đánh vào phân khúc dân chơi ưa thích nhạc hay trên điện thoại. Huống hổ đây lại là chiếc điện thoại của Siemens, giờ đã không còn nữa. BlackBerry 5x, 6x, 7x lại thu hút ở thiết kế to bè hẩm hố, có bánh răng quay tay điểu khiển, giao diện đen trắng lạ mắt... mà giá cũng khá sinh viên. Xét cho cùng, mức giá triệu đống trở lại cho chiếc điện thoại tương đốl độc đáo cũng không phải đắt nhưng cái đắt ở đây là hàng đã mông má lại, chất lượng không đảm bảo. Nếu bấn đúng giá thì người dùng sẽ bị lỗ nặng bởi họ chí cấn bỏ ra khoảng 500.000 đổng trở lại thay vì một triệu đổng. Hoặc tẩm tiền này, thêm chút nữa, người dùng có thể sở hữu nhiều mẫu điện thoại mới 100%. Đất là đắt trên phương diện giá trị thật của sản phẩm.

Hàng "độc" thưc chất thê' nào?

Hàng độc thực sự phải là dòng hàng có kiểu dáng hoặc tính năng hoặc một sự kiện độc đáo nào đó gắn liền với sản phẩm. Hơn thế, ngay cả khi sản phẩm đó được phân phối, người dùng cũng không dễ dàng sở hữu được nó (vì giá cao hoặc vì số lượng ít). Nhưthế mới đúng chất "độc". Ví như mẫu "khủng long"HTC X9500, X7500 chạy Windows Mobile có kiểu dáng như chiếc laptop thu nhỏ, chỉ được bán qua đường xách tay và số lượng rất ít. Hay như iMobile 610 nhỏ như 1 thỏi son (thương hiệu điện thoại Thái Lan, đã từng phân phối chính thức tại Việt Nam, nay không còn nữa). Hoặc như Motorola Startac với câu quảng cáo: "Cho thế giới biết bạn là ai" khởi nguồn cho dòng điện thoại nấp gập. Hoặc như Siemens Xelibri X1 ~X8... có kiểu dáng kịch độc theo kiểu thiết kế thành bộ series thời trang chỉ dành riêng cho sưu tấm. Còn và còn rất nhiêu mẫu điện thoại độc khác nữa.Tất cả có cùng điểm chung là rất hiếm và quý giá chứ không phải là nguồn hàng được mang ra mua bán đại trà. Nhiều mẫu có giá cao dù giá trị dùng không còn nhưng cũng có khi giá sang nhượng không đáng kể bởi mang tính kỷ niệm là chính. Một điểm nữa cũng cẩn hết sức chú ý là không ít hàng độc đã không còn giá trị sử dụng, chỉ còn giá trị lưu niệm. Việc sửa chữa khi điện thoại độc bị hư hỏng sẽ vô cùng khó khăn, nhất là pin
Chia sẻ qua:

thi truong

tin cong nghe

Đăng phản hồi:

0 comments: