[Khám phá] Các mô hình kiếm tiền từ App trên Smartphone – Tablet không dùng banner, SMS

Chia sẻ qua:

Trong phạm vi bài viết, tác giả xin được chia sẻ cùng bạn đọc một số mô hình kiếm tiền trên ứng dụng miễn phí phổ biến trên thế giới mà không cần phải sử dụng banner quảng cáo.

1. Chuyển hướng sang Game


LINE là một ứng dụng tin nhắn được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản với hơn 80 triệu người sử dụng, ứng dụng này hoàn toàn miễn phí. Để duy trì nguồn khách hàng khổng lồ này, LINE chuyển hướng sang phát triển game. Công ty này đưa ra một game có tên là LINE Pop, game này đạt được hơn 1 triệu lượt cài đặt trong một ngày và hơn 1 triệu đô-la trong vòng chưa tới hai tuần.
Sự thành công của LINE POP giống như một luồng gió mới đối với mảng dịch vụ này (đặc biệt là nhóm các ứng dụng tin nhắn như Whatsapp). Các hãng đang phục vụ trong ngành này sẽ phải có những suy nghĩ về những phương thức mới đem lại giá trị được chuyển hóa thành “$”” từ lượng người sử dụng sẵn có.
Hình thức ứng dụng kiểu này có lẽ là chưa có trên thị trường app Việt nhưng có vẻ đây là một gợi ý rất quan trong cho hướng đi mới của các đại gia công nghệ và các nhà phát triển phần mềm Việt đi đúng hướng.

2. Toàn cầu hóa: Tiếp cận những khách hàng tiềm năng

Không phải người sử dụng nào cũng tạo ra giá trị như nhau; người sử dụng tại một số quốc gia sẵn lòng móc túi trả tiền cho apps nhiều hơn những quốc gia khác. Điện thoại thông minh ngày nay khiến cho quá trình toàn cầu hóa trở nên nhanh chóng hơn, nhưng không phải nhà phát triển nào cũng suy nghĩ theo hướng toàn cầu như vậy, và thậm chí phần lớn các nhà phát triển tại thung lung Silicon vẫn còn có xu hướng tập trung chủ yếu vào thị trường Mỹ. Điều này chỉ hợp lý khi mà ta còn có thể kiếm tiền được từ thị trường này.
Thế nhưng điều này rõ ràng trở nên bất hợp lý khi chúng ta biết rằng, vào tháng 10/2012, Nhật Bản lại là quốc gia đem lại doanh thu nhiều nhất trên Google Play, hơn 29% doanh thu toàn cầu. Hoa Kỳ chỉ xếp thứ hai với 26% và tiếp đó là Hàn Quốc, với 18%.
Theo bản báo cáo của Distimo, tại các quốc gia có doanh thu Apps tăng trưởng nhanh nhất thế giới như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Đâì Loan, Thái Lan, Braxin, Mê-hi-cô và Hàn Quốc, thì tất cả các quốc gia này đều có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm cao hơn Hoa Kỳ, quốc gia chỉ đứng thứ 13 trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng 44%. Quên đi các quốc gia này, chắc chắc ta bỏ lỡ đi một nguồn doanh thu tiềm năng.
Hiện giờ, rất ít app Việt có tầm nhìn hướng ra quốc tế mà phần lớn vẫn chỉ loanh quanh tại sân nhà. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho hiện tượng trên: Thiếu vốn, thiếu đầu tư, đội ngũ nhà phát triển có thể mạnh nhưng lại thiếu những người có kinh nghiệm marketing trên trường quốc tế… Tuy nhiên, để có thể phát triển được, các developers cần mở rộng tầm nhìn của mình hơn nữa, suy nghĩ đến những ứng dụng có thể sử dụng được cả ở những thị trường khác nữa mà không phải chỉ ở Việt Nam.

3. Kênh trung gian download cho những app khác



Hiện nay, nhóm mô hình kinh doanh này đang bùng nổ trên khắp thế giới, cả về hình thức website lẫn app. Dolphin Browers là một trong những ví dụ như vậy, ứng dụng này kiếm tiền bằng cách đưa download đến cho những nhà phát triển apps khác. Nhờ sử dụng mô hình này mà Dolphin Browser không phải sử dụng bất kỳ banner hoặc tin nhắn quảng cáo nào cả, và người tiêu dùng có vể thực sự như thích sử dụng dịch vụ của họ. Một ứng dụng tương tự cũng rất thành công đáng phải kể đến là “FreeAppADay” hay “Appzapp”
Tại Việt Nam, đã xuất hiện hai ứ ng dụng đi theo mô hình này là “Vietnamese Apps” và “Vietapps Free”. Tuy nhiên, ứng dụng đầu tiên lại thiên về hình thức trả phí, trong khi ứng dụng thứ hai tập trung theo hướng mô hình kể trên. Mặc dù vậy, có vẻ như cả hai apps theo mô hình trên đều không mấy thành công khi áp dụng vào Việt Nam.

Lý do khả dĩ giải thích cho vấn đề trên là ở hai điểm: 1. Thị trường ứng dụng Việt chưa đủ mạnh, chất lượng app còn nhiều hạn chế, do đó các app tiếng Việt được giới thiệu bên trong các app trên chưa thể hiệnđược sự hữu ích dành cho người tiêu dùng. 2. Văn hóa sử dụng điện thoại) của người Việt có nét đặctrưng riêng, do đó, dù trong ứng dụng có giới thiệu những apps trên thị trường Âu Mỹ đình đám, cũn chưa có nhiều người sử dụng quan tâm để download. Dẫu vậy, sự xuất hiện của mô hình trên cũng là khích lệ, thể hiện rằng các nhà phát triển Việt cũng ngày một quan tâm hơn đến mô hình app trên thế giới và dám có những bước thử mô hình đó trên sân chơi Việt.

4. Sử dụng mô hình „Freemium”


Mô hình Freemium có lẽ là một trong những mô hình được các nhà phát triển apps ưa dùng nhất hiện nay. Mô hình này đặc biệt thông dụng cho nhóm ứng dụng trò chơi hoặc tiện ích. Ứng dụng loại này hoàn toàn miễn phí khi download, tuy nhiên các chức năng sẽ bị hạn chế nếu dùng bản miễn phí. Để nâng cấp dùng toàn bộ chức năng, người tiêu dùng phải trả phí.
Các ứng dụng tiêu biểu cho loại này trên thị trường ứng dụng là Need for Speed, Noom…
Mô hình Freemium cũng là một mô hình được các nhà phát triển Việt ưa dùng, có thể kể tên rất nhiều các App Việt sử dụng mô hình Freemium như “Ẩm thực Việt”, …

5. Cho thuê thương hiệu

Không phải ứng dụng nào cũng có thể thực hiện chiến lược kinh doanh theo hình thức này. Chỉ có rất ít app với số lượng người sử dụng ”cực khủng” mới có thể thực hiện được.
Ví dụ nổi tiếng nhất cho hình thức này có lẽ là Rovio, nhà sản xuất Angry Birds, trò chơi đã cực kỳ thành công với việc nhượng và cho thuê thương hiệu với hơn 200 đối tối từ bán áo phông, đồ chơi cho đến đồ giải khát và rất nhiều thứ khác nữa.
Việc cho thuê thương hiệu chiếm tới 30% doanh số của Rovio trong năm 2011 và thậm chí được ước tính chiếm tới 50% trong năm 2012.

6. Hướng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp

Box là ví dụ cực kỳ thành công về phương pháp này. Thay vì bắt khách hàng phải trả phí và đối đầu, cạnh tranh trực tiếp với Dropbox, nhà cung cấp dịch vụ đám mây Box chuyển hướng đối tượng sang nhóm khách hàng doanh nghiệp, nơi mà Box thấy là một phân khúc thị trường tiềm năng còn chưa được khai thác.
Một ví dụ khác tượng tự hình thức trên là lần tung ra sản phẩm Evernote Business của Evernote thời gian gần đây.

7. Chuyển hướng quảng cáo sang lĩnh vực giải trí


Đây không phải là hình thức quảng cáo thông thường: Không banner quảng cáo, không interstitial, không cross-promotion. Outfit7 (nhà sản xuất Talking Tomcat, ứng dụng có hơn 600 triệu lượt cài đặt) là chuyên gia trong lĩnh vực chuyển hướng quảng cáo sang lĩnh vực giải trí.

Năm ngoái, Dream Works đã có cuộc làm việc với giám đốc điều hành của Outfit7, Narry Singh, hãng này muốn kết hợp bộ phim Madagascar với Talking Tomcat. Outfit7 biết rằng khách hàng của mình sẽ không chấp nhận một hình thức quảng cáo đơn giản kiểu đặt bannervào trong app; thay vì thê, Singh thiết kế một hình thức tương tác có độ dài 9 giây. Người sử dụng có thể kích hoạt Madagascar trong Talking Tomcat bằng cách hạ nốc ao chú mèo Tom 5 lần. Sau khi được kích hoạt, toàn bộ hình nền của trò chơi sẽ thay đổi hoàn toàn, sang hình nền của Madagascar.

“Chúng tôi muốn kết hợp Madagascar như một phần của trò chơi”, Singh nói, “Khách hàng của các bạn không mua ứng dụng của bạn, họ mua câu chuyện của bạn”.
Với chiến lược trên, CTR của Madagascar đạt tới hơn 9% và lẽ dĩ nhiên, Outfit7 cũng kiếm được bộn tiền nhờ cung cấp một kênh marketing hiệu quả.

Kết luận

Phát triển một app đã khó, duy trì và kiếm được tiền từ app đấy còn khó hơn, nó đòi hỏi một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về thị trường, một đội ngũ developer mạnh, một chiến lược marketing toàn diện và quan trọng nhất: đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Trên thị trường ứng dụng Việt, các mô hình 1,5,6,7 còn chưa xuất hiện mà chủ yếu là mô hình Freemium hoặc quảng cáo với banner hoặc interstitial bên trong app. Với bài viết trên, tác giả hi vọng có thể giúp cho các nhà phát triển phần mềm Việt phần nào đó có được một cái nhìn khái quát về cách thức kiếm tiền từ apps mà không phải sử dụng hình thức quảng cáo bằng banner truyền thống hay thu phí – cả hai hình thức trên đều đã được chứng minh là đem lại doanh thu tương đối thấp nếu so với các hình thức khác. Mong rằng với thị trường apps Việt ngày một phát triển, chúng ta sẽ sớm có những ứng dụng Việt mang tính toàn cầu – “Glocalization app for Vietnamese people”!

Chia sẻ qua:

kham pha

kiem tien tren mobile

Đăng phản hồi:

0 comments: