NHIỀU Ý KIẾN CHO RẰNG SMARTPHONE (ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH) ĐÃ PHÁT TRIỂN HOÀN CHỈNH GIỐNG NHƯ PC (MÁYTÍNH CÁ NHÂN), NGHĨA LÀ NGÀY CÀNG MẠNH, NHƯNG KHÔNG CÒN có SÁNG TẠO MANG TÍNH ĐỘT PHÁ. PHẢI CHĂNG CÒN QUÁ SỚM ĐỂ KHẲNG ĐỊNH ĐIÊU ĐÓ?
Từ khi xuất hiện vào năm 2007, iPhone dường như đã định nghĩa khái niệm smartphone. Hầu như mọi smartphone hiện nay đều tương tự iPhone: chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng, có kết nối Internet, có khả năng chạy đủ loại phần mềm ứng dụng. Những smartphone đời mới ngày càng mạnh (chẳng hạn, iPhone 5S có bộ xử lý mạnh như máy tính MacBook Air đời đầu), nhưng liệu có thể chờ đợi sáng tạo công nghệ nào đó có tính đột phá, tạo ra lợi ích mới mẻ đến mức mọi người phải mơ ước, nhất định phải "bỏ cũ mua mới"? Smartphone trong tương lai phải như thế nào để được xem là có tính đột phá? Nhiều sự kiện, nhiều dấu hiệu trong hiện lại cho phép hình dung những lời đáp khả dĩ cho câu hỏi đó.
Smartphone có tính đột phá khi thời lượng pin có thể kéo dài suốt tuần. Sự gia tăng năng lực của bộ xử lý trong smartphone chắc chắn làm gia tăng giá trị sử dụng của smartphone. Bộ xử lý càng mạnh, càng hao pin. Trong thời gian qua, công nghệ pin tiến bộ khá chậm so với nhu cáu thực tế. Tuy nhiên, nghiên cứu gán đây vé pin germanium của Đại học Limerick (Ireland) cho tháy có thể vượt qua "điểm nghẽn" của pin lithium-ion thông thường, có thể kéo dài thời lượng pin nhiều lần so với hiện tại.
Smartphone có tính đột phá khi bền đến mức người dùng không sợ đánh rơi.
Hiện tại, smartphone khá mong manh: màn hình bằng kính dễ dàng nứt, vỡ khi người dùng đánh rơi. Sự xuất hiện trên thị trường của loại dây co dãn dùng để gắn smartphone vào túi quẩn chứng tỏ smartphone rơi vỡ là chuyện không hiếm. Giải pháp tốt hơn sợi dây vướng víu là dùng chất liệu không vỡ làm màn hình smartphone. Samsung từng giới thiệu màn hình dẻo có thể cuộn lại (1/2013). Tuy nhiên, Samsung chưa cho phép báo giới chạm tay vào smartphone dùng màn hình dẻo. Điều này chứng tỏ màn hình dẻo có những nhược điểm nhất định cẩn khắc phục trước khi đến tay người dùng.
Smortphone có tính đột phá nếu màn hình có thể mở rộng thêm khi cần. Thật thú vị khi màn hình 5 inch của smartphone có thể mở rộng thành 7 inch, 8 inch hoặc hơn nữa tùy nhu cẩu. Màn hình dẻo của Samsung có thể đáp ứng yêu cầu này khi được kéo dài thêm từ hộp chứa. Cùng với màn hình dẻo, Samsung giới thiệu màn hình gấp được, khiến mọi người trầm trồ thán phục. Nhờ màn hình gấp, smartphone có thể có hình dạng như quyển sổ, có màn hình ở "trang bìa". Khỉ mở "quyển sổ", người dùng có được màn hình lớn gấp đôi bên trong.
Smartphone có tính đột phá khi cho phép điều khiển bồng cử chỉ (gesture). Nhiều người tin rằng chạm tay vào màn hình chưa phải là giải pháp hoàn hảo cho sự giao tiếp giữa người với smartphone, cần có cách giao tiếp khác, thuận tiện hơn. Người dùng smartphone hiện nay đã có thể chọn cách giao tiếp bằng lời nói, chẳng hạn chức năng Siri trên iPhone.
Tuy nhiên, cuộc thăm dò của tạp chí CNET (10/2013) cho thấy có đến 85% người dùng iPhone tại Mỹ chưa hề dùng Siri.
Điều đó phẩn nào cho thấy người dùng Ưa thích giao tiếp với smartphone trong im lặng.
Trình duyệt Dolphin trên smartphone có lẽ là trình duyệt đẩu tiên cho phép người dùng vào trang mạng nào đó thông qua cử chỉ. Chẳng hạn, người dùng có thể vẽ chữ G khi muốn tìm kiếm thông tin với Google.Tuỵ nhiên, muốn ra dấu với Dolphin, người dùng vẫn phải chạm tay vào màn hình. Có lẽ người dùng sẽ hào hứng khi có thể giao tiếp với smartphone bằng cách ra dấu phía trước màn hình smartphone, hoặc ít nhất, chỉ cán lướt nhẹ ngón tay gần màn hình (không cán chạm vào màn hình).
Giao tiếp giữa người và máy thông qua cử chỉ "trong không trung" thường gọi là Air Gesture, đã trở thành hiện thực với thiết bị Kinect hoặc Leap Motion. Chuyển công nghệ nhưvậy lên smartphone có lẽ chỉ là vấn để thời gian. Khi Samsung chuẩn bị giới thiệu điện thoại Galaxy S4, từng có tin đồn rằng sản phẩm mới sẽ thể hiện công nghệ Air Gesture hoặc Eỵe Scroll (điều khiển việc cuốn màn hình bằng cử động của tròng mắt). Trong thực tế, điện thoại Galaxy mới nhất (Galaxy S5) vẫn chưa làm được điều đó.
Có ý kiến cho rằng trong cách giao tiếp hoàn hảo, người dùng không phải làm gì cả! Smartphone sẽ chạy ứng dụng nào đó, tự thực hiện thao tác nào đó thay người dùng, dựa vào thói quen, dựa vào vị trí của người dùng và thời điểm trong ngày. Sự thông minh (hoặc., “tài lanh**) như vậy của smartphone không chác là đíéu người dùng mong muốn, có thể trở thành điéu phiền nhiễu.
Smartphone có tính đột phá khi người dùng dễ dàng lắp ráp, thoy thế các bộ phận.
Bạn thử hình dung mình có thể thay thế dễ dàng màn hình smartphone bằng màn hình lớn hơn, thay thế ống kính chụp ảnh bằng ống kính loại khác tốt hơn, có độ phân giải cao hơn. Khi smartphone đang hoạt động, bạn có thể rút ống kính trên smartphone, cho người khác mượn, nếu ống kính trên smartphone của họ bị hỏng. Bạn cũng có thể rút ống kính ra khỏi smartphone để lấy chỗ lắp bộ cảm biến (sensor) nào đó mà bạn đang cắn.
Loại smartphone cho phép tháo lắp dễ dàng như vậy là mục tiêu của dự án Ara tại Google (tên dự án là tên của người có đóng góp quan trọng về mặt công nghệ cho dự án - Ara Knaian). Dự án Ara nhằm chuẩn hóa công nghệ để thu hút các nhà sản xuất. Nếu thành công, dự án Ara vừa thay đổi sâu sắc thị trường smartphone, vừa góp phẩn tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Trước khi dự án Ara được khởi động, nhà thiết kế cồng nghiệp Dave Hakkens (Hà Lan) từng đề xuất ý tưởng Phonebloks, nhằm hạn chế rác thải điện thoại. Theo Hakkens, điện thoại bị vứt bỏ thường chỉ hỏng một bộ phận, các bộ phận còn lại vẫn chạy tốt. Nếu việc thay thế từng bộ phận điện thoại được thực hiện dễ dàng, thói quen tiêu dùng sẽ thay đổi, hợp lý hơn, tiết kiệm hơn.
Smartphone có tính đột phá khi smartphone có thể dùng để chứo tiền. Dùng điện thoại thay cho thẻ thanh toán không hề là điều mới, thậm chí chức năng thanh toán đã có trên điện thoại... không thông minh và đã khá phổ biến tại vài nước châu Phi (như Kenya, Tanzania và Uganda). Tại Kenya, nơi mà phẩn lớn dân chúng không có tài khoản ngân hàng, người dùng điện thoại có thể nạp tiền vào điện thoại tại các điểm giao dịch của dịch vụ M-Pesa /s Smartphone dùng màn hình dẻo của Samsung.
và có thể dùng điện thoại để trả tiền cho nhau, không cẩn tiền mặt. Nếu dùng smartphone như ví tiền thay vì dùng điện thoại thường, chắc chắn người dùng được thụ hưởng dịch vụ thanh toán tốt hơn, đa dạng hơn. Dịch vụ "tiền di động" (Mobile Money) như M-Pesa thực ra vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm. Để thiết lập mô hình kinh doanh bền vững cho dịch vụ "tiền di động" chắc chắn phí giao dịch không thể bằng không.
Trào lưu tiền ảo Bitcoin gần đây dựa trên những sáng tạo công nghệ quan trọng để giảm thiểu phí giao dịch đến mức không đáng kể, đến mức có thể thanh toán những khoản tiền rất nhỏ, thậm chí nhỏ tùy ý. Tuy nhiên, mục tiêu của Bitcoin không dễ đạt tới, do tồn tại nhiều chướng ngại trong các định chế tài chính. Để trở nên phổ biến, rốt cuộc Bitcoin cũng cán đến hệ thống ngân hàng kiểu mới và phí giao dịch lại "tích tụ".
Smartphone có tính đột phá khi trở thành ví tiền thực sự. Trước mắt, những người quen dùng các loại thẻ thanh toán hoàn toàn chưa thấy cán thay đổi.
Cuối cùng, có lẽ không thể không kể đến tiến bộ đột phá mà mọi người đều mong đợi: smartphone vừa tốt, vừa rẻ đến mưc mọi điện thoại di động đều là smartphone!
Đăng phản hồi:
0 comments: