NẾU NHƯ PHẢI KỂ TÊN NHỮNG SẢN PHẨM CỒNG NGHỆ YỂU MỆNH NHẤT, TIZEN CÓ LẼ KHÔNG ĐỨNG HẠNG NHẤT THÌ CŨNG PHẢI CHIẾM NGÔI Á QUÂN
Đơn giản, hệ điều hành này dường như đã bị khai tử khi mà còn chưa kịp hiện diện một cách chính danh trên thị trường, dưới hình hài của một smartphone mang đẩy tham vọng từ phía Samsung.
Hôm 28/7, Samsung đã gây bất ngờ khi tuyên bố với dư luận rằng sẽ hoãn phát hành mẫu smartphoneTizen đẩu tiên - Samsung z, vốn dự kiến sẽ phát hành tại Nga trước tất cả các thị trường khác. Trước đó, hai nhà mạng NTT DocoMo của Nhật và Orange SA của Pháp cũng đểu rút khỏi chiến dịch quảng bá cho smartphone Tizen trong sự ngỡ ngàng của dư luận, khi mà mới chí cách đó ít lâu, họ đổng thanh ca ngợi Tizen lên đến tận mây xanh.
Khỏi phải nói, giới công nghệ đã thất vọng đến mức nào với cả Samsung lẫn Tizen, nhất là trong bối cảnh các kết quả kinh doanh mới nhất của đại gia di động Hàn Quốc không thật sự lạc quan. Nhiều nhà phân tích đã mổ xẻ sâu sắc tình cảnh của Samsung hiện tại, khi phải cùng lúc đấu với hai thế lực lớn: Một bên là đại địch Apple ở phân khúc cao cấp và một bên là hàng hàng lớp lớp các thương hiệu smartphone Trung Quốc giá rẻ như Huavvei, Xiaomi ở phân khúc bình dân.
Đúng ra, theo lịch, Samsung z sẽ được bày bán tại Nga trong quý III, nhưng theo thông báo phát đi từ Samsung thì hãng này"cẩn thêm thời gian để cải tiến hệ sinh thái Tizen hơn nữa". Nhưng cụ thể, cái "thời gian"trong thông cáo kéo dài bao lâu, đến khi nào thì không thấy Samsung nhắc đến một lời. Và tất nhiên, cũng chẳng ai biết "cải tiến hệ sinh thái" bao gốm những khía cạnh nào hay những công việc gì cả. Nói tóm lại, đó là một thông tin rất "mơ hổ", "có cũng như không" và điều duy nhất người ta dám chắc, ấy là Tizen đang rắc rối to.
"Hoãn vô thời hạn rồi" một trang báo công nghệ thốt lên. Số khác thì đoán già đoán đon rằng phải chăng "hệ sinh thái" đang có vấn để, khi mà từ rất lâu rồi, dư luận đã quan ngại rangTizen chẳng có lấy một ứng dụng hay dịch vụ hay ho khả dĩ nào hỗ trợ cả. Mà thời đại smartphone này, ai có thể bán được điện thoại khi bịứng dụng quay lưng lại cơ chứ (Cứ hỏi BlackBerry và Windows Phone thì rõ ngay).
Cái nỗi lo ấy đã râm ran từ trước khi các nhà mạng quyết định bỏ của chạy lấy người giữa chừng với Tizen và chỉ chờ dịp thổi bùng lên sau thông báo "hoãn" lửng lơ con cá vàng của Samsung.
Ai đó có thể tranh luận rằng, còn quá sớm để kết luận Tizen đã chết khi mà Samsung đã kịp tung ra đổng hố thông minh và camera Tizen rồi, nhưng thử hỏi, có bao nhiêu người trong số chúng ta đã thực sự dùng những sản phẩm đó? Một hệ điểu hành có thể làm nên trò trống gì khi mà nó không thể mở rộng lên địa hạt smartphone, khi mà đấy mới là thiết bịdi động quan trọng nhất trong cuộc sống cơ chứ?
Một hệ điều hành nhạt nhòa
Vấn đề lớn nhất màTizen gặp phải là hệ điều hành này thực sự không có nét riêng. Samsung quảng cáo rangTizen là hệ điều hành "mở" nhất từ trước tới nay, nhưng ngoài nhà mạng và các hãng sản xuất điện thoại, chẳng còn ai quan tâm đến việc "mỡ" hay "không mở" cả. Người dùng không cẩn biết Tizen "mở toang" hay kín cổng cao tường, cái họ quan tâm là nó sẽ mang lại trải nghiệm như thế nào? Còn chuyện nhà mạng, nhà sản xuất không bị lệ thuộc nhiều vào Google như với Android thì hiển nhiên, chẳng xi nhê gì tới người dùng cả.
Vậy là chúng ta đã rút ra được điều căn bản số 1 : Ngay từ lý do tổn tại của Tizen đã không ổn. Không ổn là vì nó không xác đáng, không hợp lý, không vững chắc. Theo đúng kiểu: Có cũng được, không có thì cũng chẳng sao.
Và với đặc điểm nổi bật nhất của Tizen chỉ là "mở", người ta cũng dê dàng đặt đến câu hỏi thứ hai: Thế thì bản sắc riêng của hệ điều hành này là gì? Nó khác gì so với Android, IOS, BlackBerry hay Windows Phone? À, tất nhiên là không tính đến tên gọi khác nhau nhé! Từ phiên bản demo mà Samsung trình diễn tại MWC 2014 thì rõ ràng, một chiếc điện thoại Tizen chẳng khác mấy so với smartphone Android. Đơn giản đến tẻ nhạt là cảm nhận của nhiều chuyên gia công nghệ khi tiếp xúc với giao diện thử nghiệm, tính năng thì gấn như mới chi ở mức cơ bản, còn xa mới đấu lại được với những phiên bản mới nhất của các nển tảng đối thủ. Tất nhiên, bạn không thể kỳ vọng nhiếu ở một sản phẩm gọi là demo, nhưng chí ít thì nó cũng phải trưng ra được điều gì đó hấp dẫn - hay hứa hẹn là hấp dẫn chứ!Quả thực, khi ấy, cũng có nhiều trang báo tỏ ra bị thu hút bởi ý tưởng Tizen mà Samsung tô vẽ. Nhưng thực ra, họ hào hứng muốn xem Samsung sẽ giở võ gì để đấu lại Google, đối tác mà nhờ có họ Samsung mới có được ngày hôm nay, thì đúng hơn. Họ cũng muốn chứng kiến xem khi các đại gia như Intel, Samsung, Fujitsu, Panasonic, các nhà mạng NTT Docomo, Orange cùng liên thủ thì sẽ tạo ra được ưu thế nào mà các nển tảng khác ngoài Tizen không có được.
Thế nên khi các nhà mạng rút lui, vế sau của vấn để đã tự động bị xóa khỏi bàn nghị luận. Và giờ đây, người ta chĩ chờ xem Intel, Fujitsu và Panasonic có nối gót hai đối tác kia "đánh bài chuổn"nốt hay không mà thôi.
Sống hay chết?
“Android ra đời năm 2011, khi thị trường hệ điều hành di động vẫn có cửa cho một tân binh làm nên chuyện. Nhưng đấy là ngày xưa. Bây giờ đang là thì hiện tại. Với việc Samsung không phát hành z trong quý III như kế hoạch, chúng tôi buộc lòng phải hỏi rằng, liệu Tizen có bao giờ được ra mắt người dùng hay không",trang ZDNet đau đáu.
Trên thực tế, lịch sử của Tizen không hể yên ả. Intel và Linux Foundation cùng nhau đặt những viên gạch đẩu tiên của Tizen từ năm 2011, cùng thời điểm Google bắt đẩu giới thiệu Android. Trước đấy, Nokia và Intel đểu đang nghiên cứu hai hệ điều hành riêng biệt khác là Maemo và Moblin. Samsung cũng ấp ủ một dựán Linux của riêng mình là Bada (năm 2009). Tuy nhiên, đến năm 2010 thì Intel và Nokia đã quyết định kết hợp Maemo và Moblin thành MeeGo.
Một năm sau đó, Intel và Linux Foundation từ bỏ MeeGo để bắt tay vào phát triển Tizen. Samsung, sau khi nhận ra sẽ không thể đi tới đâu với Bada, cũng quyết định sáp nhập hệ điều hành này vào Tizen để tìm cơ hội khác.
Có thể nói, ngay từ những ngày đẩu, sự phát triển của Tizen đã rất lộn xộn với nhiều bước ngoặt bất ngờ. Không có gì khó hiểu khi càng ngày, người ta càng khó dự đoán Tizen sẽ đi về đâu. Kế hoạch của các đại gia là tạo ra một hệ điểu hành thay thếAndroid, nhưng mọi thứveTizen xem ra đểu rất mù mờ, không rõ ràng.
Tệ hơn nữa, smartphoneTizen liên tục trễ hẹn. Đúng ra mẫu smartphone Tizen đẩu tiên đã phải ra mất từ năm ngoái nhưng cho tới thời điểm này, nó vẫn bặt vô âm tín.
Có vẻ như đã đến lúc Samsung phải nghĩ lại về tham vọng của họ Suy nghĩ thực tế một chút, vì sao họ phải bỏ công theo đuổi một giấc mơ xa vời khi mà số liệu thị trường cho thấy, Samsung đang là hãng điện thoại lớn nhất thế giới, kiểm soát tới 30,2% thị trường smartphone toàn cẩu. Tất cả những smartphone này đều chạy Android. Android, không gì khác. Smartphone của Samsung đang bỏ xa iPhone vể sức tiêu thụ, theo tỷ lệ 2:1 dù cho bạn tính theo thị phẩn cũng như doanh số bán được.
Vậy thì có lý do gì mà Samsung lại muốn rũ bỏ thị trường màu mỡ và béo bở đó cơ chứ? Tại sao lại phải làm phật ý Google, khi mà Android vẫn đang là cẩn câu cơm chủ lực cho cả đế chê' Samsung?
Có ai đó làm ơn hãy chỉ ra một lý do xác đáng từ góc độ Samsung với!
Quả thực, ngay khi Google phát đi lời cảnh báo rằng họ đang "ngứa mắt" với sự khiêu khích từ phía Samsung, gã khổng lổ di động đã chột dạ. Sundar Pinchai, Phó Chủ tịch cấp cao của Google thậm chí đã ra tối hậu thư với Samsung, yêu cẩu họ không được phép chỉnh sửa Android quá tay hay gỡ bỏ hoàn toàn các ứng dụng Android gốc để cài giao diện và ứng dụng của mình vào, nếu như không muốn bị cô lập. Hệ quả là Samsung đã phải nhượng bộGoogle và những sản phẩm ra mắt gẩn đâỵ nhất đã thể hiện rò sự xuống nước đó.
Liệu Samsung có dám liều mạng quay lưng lại với Google để theo đuổi Tizen đến cùng, chuốc lấy chừng ấy rủi ro và nguy hiểm hay không? Có lẽ những động thái gần đây của Samsung đã ít nhiều thay cho câu trả lời
Đăng phản hồi:
0 comments: