[Khám Phá] Vật dụng thông minh kết nối Internet chưa phồ biến đã mang đến nỗi lo về rác thải

Chia sẻ qua:

MỌI NGƯỜI ĐANG NÓI NHIỀU VÊ "MẠNG INTERNET CỦA VẬT DỤNG"(IOT - INTERNET 0F THINGS) NHƯ MỘT TRONG CÁC Lực ĐẨY CHÍNH CỦA NÊN KINH TÊ TOÀN CẦU TRONG TƯƠNG LAI GẦN. IOT SẼ TẠO RA vô số cơ HỘI KINH DOANH VÀ... DÒNG RÁC THÀI CỰC LỚN.

Những tiểu thuyết khoa học viên tưởng thường phác họa hình ảnh tương lai với những ngôi nhà được tự động hóa hoàn hảo, có nhiều rô-bốt giúp việc. Điều đó đang dắn trở thành hiện thực, tuy có khác biệt ít nhiều với cách hình dung của các nhà văn thuộc thời đại văn minh cơ khí.
Hiện nay, không có gì quá đáng khi nói rằng mọi vật dụng trong nhà, từ sân vườn đến nhà tắm sẽ được điểu khiển bằng điện thoại thông minh. Khi gần về đến nhà, người dùng điện thoại có thể tắt chế độ bảo vệ (chống xâm nhập) của ngôi nhà. Điều này có thể tự động kéo theo việc chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nhà cho thích hợp, cho nước đấy bổn tắm, đưa thức ăn ra khỏi tủ lạnh, chuyển qua lò hâm nóng... Màn hình điện thoại còn có thể cảnh báo về việc phát hiện những yếu tố gây dị ứng trong nhà, đặc biệt trong phòng ngủ.

Việc điều khiển được thực hiện dễ dàng vì điện thoại và các vật dụng đểu "hiện diện" trên Internet. Các vật dụng trở nên thông minh vì có nhiều bộ cảm biến (sensor) để thu thập thông tin về môi trường và biết cách đáp ứng thích hợp nhờ được kết nối với những "dịch vụ thông minh"trên Internet.
Không chỉ các vật dụng đeo trên người, các vật dụng trong nhà cũng có khả năng đánh giá sức khỏe chủ nhân để điều chình hoạt động hoặc đưa ra lời cảnh báo. Thiết bị gán vào gối có thể hiển thị báo cáo vể chất lượng giấc ngủ của chủ nhân sau một đèm, có thể làm chủ nhân thức giấc một cách dễ chịu bằng cách rung nhẹ ở thời điểm thích hợp do hiểu biết chu kỳ giấc ngủ, thay vì báo thức bằng tiếng động "đinh tai nhức óc" như đồng hổ thông thường. Vật trang trí đặt ở đầu giường cũng có thể nói nhiều điểu vể sức khỏe chủ nhân dựa vào việc theo dõi hơi thở, tiếng ngáy, sự hất hơi,...
"Nền kinh tế loT"đã thực sựđược khởi động với nhiều công ty sản xuất vật dụng thông minh: Công ty Withings với các vật dụng đeo trên người, có kết nối Internet để theo dõi sức khỏe, Công ty August chuyên sản xuất khóa cửa được điểu khiển bằng điện thoại, Công ty SmartThings chuyên cung cấp các loại bộ cảm biến theo dõi độ ẩm, theo dõi chuyển động, Công ty Canary tập trung vào những thiết bị báo động về chất lượng không khí trong nhà, Công ty Staples bắt đẩu quảng cáo loại bóng đèn được điểu khiển bằng điện thoại,... Các công ty Electric Objects, Instacube và FRM cùng cạnh tranh trong một lĩnh vực hẹp: tranh tường thông minh giúp người dùng điện thoại chọn tranh qua Internet, trong đó có nhiều "tranh động". Tranh tường có lẽ rối sẽ hiểu được thị hiếu của chủ nhân, có thể tự động thay đổi hình ảnh tùy thời điểm. Hẩu như mọi vật dụng thông thường trong nhà đểu có khả năng trở nên thông minh.

Các công ty Google, Microsoft, Apple đểu đã nhập cuộc bằng cách xây dựng nền tảng công nghệ cho việc phát triển phẩn mềm trên vật dụng và cho "dịch vụ thông minh", đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Google còn mua lại Nest - công ty chuyên vễ thiết bị theo dõi nhiệt độ và khói - với giá hơn 3 tỉ USD! về chuyện sáp nhập "lạ lùng" này, có người nói đùa ở Twitter:"Nếu nhà bạn bị cháy, hộp thư Grọail của bạn sẽ nhận được quảng cáo thiết bi chữa cháy". Thực ra Google sáp nhập Nest không phải vì muốn bán các sản phẩm của Nest. Mua lại Nest là một trong những nỗ lực của Google để nám bắt thời cơ mới của loT. Google không muốn lở chuyến xe đi vào tương lai. Google đánh giá cao Nest do khả năng thiết kế những vật dụng thông minh nhỏ và đẹp. Sản phẩm của Nest hàm chứa phẩn mểm tinh tế, có thể vừa hoạt động, vừa tự học để khả năng nhận biết chủ nhân ngày càng chính xác (biết khi nào chủ nhân rời nhà hoặc về nhà) để tối ưu hóa nhiệt độ trong nhà. Mua lại Nest, Google nhắm đến việc xác lập tiêu chuẩn kỹ thuật trên thực tếcho mọi vật dụng thông minh, tạo điểu kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin về hoạt động của con người khi họ không "ở trên mạng", khi họ không dùng dịch vụ của Google một cách tự giác.

Hiện đã có hai liên minh của các công ty lớn cạnh tranh nhau trong việc xác lập tiêu chuẩn kỹ thuật cho loT: Open Interconnect Consortium (gổm Intel, Dell, Samsung, Broadcom) và AllSeen Alliance (gổm Microsoft, Cisco, Qualcomm).

Ngoài những công ty lớn nhỏ, giới tinkerer (những người thích"vọc", thích "độ", thích "chế") cũng đang hào hứng nhập cuộc. Dễ dàng tìm được trên mạng rất nhiểu bài hướng dẫn cách lắp ráp, tự chế nhiều loại vật dụng thông minh từ các bộ cảm biến có sẵn, chẳng hạn, chậu hoa thông minh mỗi khi "khát nước" có thể tự động gửi tin nhấn Twitter đến điện thoại của chủ nhân để yêu cẩu được tưới tắm.

Nhà bình luận Jenna Wortham [The New York Times, 24/7/2014) lo ngại cuộc đua loT sê dẫn đến cao trào tiêu thụ mỏi, kéo theo những "làn sóng" rác thải điện tử mới. Ngay trong hiện tại, những thiết bị di động đã đặt ra vấn đề nghiêm trọng về rác thải. Wortham suy nghĩ từ đống phế liệu của mình: 

"Tôi có một cái thùng đặt trong ngăn tủ chìm, chất đày các máy dò khói, điện thoại thông minh, vòng tay thông minh, bộ sạc, hộp pin, các loại bộ cảm biến và một cái máy Kindle bị vỡ do tôi vô ỷ ngồi lên. Đó là đống rác 'thông minh'của tôi. Đống rác đó ngày càng lớn.

Nói cho rõ, tôi thu thập các loại thiết bị nhiều hơn người binh thường vì tôi là người chuyên viết về công nghệ mới, chuyên tìm hiểu những thiết bị mới tinh nào đó, có các chức năng ‘chưa từng thấy'. Dù vậy, tôi dám cá hâu như mọi người đều có đống vật dụng hỏng như vậy ở đâu đó trong nhà và cái đống ấy mỗi nàm một lớn.

Hiện nay nhiều người đã có các loại thiết bị được kết nối Internet như máy trò chơi,
TV, máy tính, máy tính bảng, điện thoại, nhưng những nhà phân tích thị trường cho ràng sấp tới sẽ có nhiều tì vật dụng thơm gia Internet. Đó là những vật dụng thông thường trong nhà, trên xe, tại các cửa hàng, trường học, nơi làm việc. (...) Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng mối quan hệ giữa con người và vật dụng. Hình ảnh tương lai đang dân định hình trước mát chúng tơ. Những vật dụng nối mạng sẽ quản lý mọi khía cạnh của cuộc sóng, tự động hóa mọi việc, về lý thuyết, điều này đơn giản hóa mọi việc, làm cho cuộc sống tốt hơn.

Điều gì sẽ xảy ra khi những vật dụng như vậy hư hỏng, hoặc tệ hơn, vẫn dùng được nhưng trở nên lỗi thời vl sự xuất hiện vật dụng đời mới tốt hơn, đẹp hơn, do những chu kỳ sản xuất không ngơi nghỉ của các nhà sản xuất? Liệu những vật dụng thông minh sẽ tạo ra đợt bùng nổ mới của rác thải điện tử?".
Tại Mỹ, theo đánh giá của cơ quan bảo vệ môi trường EPA (Environmental Protection Agency) vào năm 2009, có năm triệu tấn thiết bị điện tử đang được xã hội tổn trữ, có 2,37 triệu tấn thiết bị được thải bỏ thành rác, trong đó chỉ có 25% được xử lý, tái chế. Phẩn rác thải còn lại phải đi vào lò đốt hoặc hố chôn lấp.

Apple tỏ ra có phẩn trách nhiệm với môi trường khi thực hiện chương trình thu đổi cho iPod/iPhone/iPad cũ. Đã có vài công ty bước vào lĩnh vực kinh doanh thu mua, sửa sang và bán lại thiết bị cũ, như Công ty Gazelle. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay vẫn đang trong cơn say mua sắm, "lên đời", ít quan tâm đến vấn để rác thải ngày càng lớn đang đặt ra cho hành tinh hữu hạn của mình.

Trước mắt, chỉ có thể trông đợi nhu cẩu sửa chữa thiết bị hỏng đủ lớn để kích thích các doanh nghiệp chọn lĩnh vực hoạt động giống như Gazelle, hoặc trông đợi "văn hóa tinkerer" phát triển đủ mạnh để tận dụng nguồn cung "vô hạn"từ những vật dụng bị loại bỏ.



Chia sẻ qua:

internet of thing

iot

kham pha

rac thai cong nghe

Đăng phản hồi:

0 comments: