Điểm chung của những tai nạn này là những người bị nạn đều sử dụng sạc không chính hãng của Apple.
Gần một năm trước, một tiếp viên hàng không Trung Quốc đã bị chết khi cô trả lời một cuộc gọi trên iPhone 5 đang sạc và trở thành nạn nhân đầu tiên của sạc iPhone lậu, sau đó là một người đàn ông bất hạnh ở HongKong. Vào cuối năm ngoái, một sự việc tương tự cũng xảy ra tại Anh, với một chiếc iPod. Điểm chung của những tai nạn này là những người bị nạn đều sử dụng sạc không chính hãng của Apple. Phụ kiện chính hãng có giá 20 USD, trong khi những sản phẩm phụ kiện nhái hoặc thay thế thường có giá dưới 5 USD, thậm chí chỉ 1 hoặc 2 USD, rõ ràng là dễ mua hơn nhiều.

Những bộ sạc giá rẻ được thực hiện mà không đủ điều kiện theo chương trình Made For iPhone (MFI), là một mối nguy hiểm cho điện thoại cũng như mang sống của người dùng. Những bộ sạc này gây thiệt hại cho một thành phần trên một bảng mạch của pin, các chip U2 IC, điều khiển sạc của pin trên iPhone 5. Cụ thể, sạc lậu chỉ nhái lại các chip này và điều đó có nghĩa là khi pin bị cạn, điện thoại sẽ "chết". Bộ sạc lậu không điều chỉnh cơ chế sạc bên trong điện thoại, dẫn đến việc tạo ra các điện áp quá mức có thể làm hỏng các chip bên trong thiết bị.

Theo nhiều chuyên gia, tuy thay thế một con chip U2 IC có giá hơn 100 USD ( gần 2 triệu VND), nhưng nếu mua bộ sạc nhái, hãy nghĩ đến số tiền tiết kiệm sẽ chẳng là gì so với rắc rối mà bộ sạc lậu gây ra cho iPhone, thậm chí chính tính mạng người sử dụng.
Đăng phản hồi:
0 comments: